Dave Trott là người tạo nên những Quảng Cáo Sáng Tạo ở tất cả các ngành nghề, ông dạy chúng ta cách Sáng Tạo từ sách Một với một là ba, ngấu nghiến nghiền ngẫm, chào Tosh phải hốt Toshiba,..

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Kế thứ 1 trong 36 kế cầu người và dùng người

36 kế cầu người và dùng người

Kế thứ 1 trong 36 kế cầu người và dùng người :TẠO DỰNG CƠ SỞ HẤP DẪN NHÂN TÀI

Lời xa nói: “Chim khôn chọn cành mà đậu, người hiền chọn chủ mà theo”, khi tập hợp nhân tài, người lãnh đạo thức thời phải có một tài năng và đầu óc nhất định, giỏi việc dùng người, đồng thời còn phải tạo cho những người tài tìm đến một nơi lập thân vững chắc, mở ra vũ đài rộng lớn cho họ có cơ hội phát huy tài năng, chỉ có như vậy, khi những người tài nhận thấy có một nơi lập thân lâu dài, có thể phát huy tài năng bản thân, có cơ hội tạo dựng công danh sự nghiệp, sẽ chung lòng chung sức, cùng nhau thúc đẩy sự nghiệp chung.

36 ke cau nguoi va dung nguoi

1/ Chiêu hiền ở đài Hoàng Kim

Phần sử về nước Yên thời Chiến Quốc có ghi: Khi đó giữa nước Yên và nước Tề xảy ra oán thù, Tề Mân Vương từng nhân nước Tề có nội loạn, lệnh cho Đại tướng Khuông Chương xuất dẫn mười vạn quân sang đánh, chiếm của nước Yên hơn ba nghìn dặm đất, biến phần lớn lãnh thổ nước Yên thành đất của mình, từ đó kết thành oán thù khó giải. Thái tử Bình nước Yên kế vị, xưng là Chiêu Vương. Yên Chiêu Vương một lòng một dạ chăm lo việc nước, hiệu triệu nhân tài khắp thiên hạ nhằm gây dựng lại đất nước, đồng thời muốn báo thù nước Tề. Nhưng người đời cho rằng Chiêu Vương chẳng qua là làm những việc hữu danh vô thực, chạy theo hư danh. Không thực sự khao khát cầu được người tài, nên cuối cùng Chiêu Vương vẫn không thể có được những nhân tài mang tài trị quốc an bang, trong lòng lúc nào cũng bực bội không vui. Một ngày nọ ngài tìm đến thỉnh giáo lão thần Quách Quy.

Quách Quy đáp rằng: “Người thành nghiệp đế cùng ở với thầy dạy, người thành nghiệp vương cùng ở với bằng hữu, người thành nghiệp bá cùng ở với nô bộc tiểu nhân. Nhún nhường mà đối đãi người hiền, cung kính mà lắng nghe lời dạy bảo, như vậy người tài gấp trăm lần mình trong thiên hạ sẽ tìm tới. Đi trước người khác, nghỉ sau người khác, tích cực cầu kiến người tài, như vây người có tài gấp mười lần mình trong thiên hạ sẽ tìm tới. Khi gặp mặt người khác giữ lễ nghĩa mà nhanh chân đón tiếp, mình cũng nhanh chân đáp lễ, như vậy người có tài ngang với bản thân mình sẽ tìm tới. Cứ ngồi tựa ngai vàng tay nắm trượng báu, nhìn người bằng nửa con mắt, sai bảo tùy tiện, như vậy bên mình chỉ có bọn gia nhân hỗ tạp. Còn nếu đối xử với người tàn ác hung bạo, tùy tiện hành hạ chà đạp, thì quanh mình chỉ có tội nhân và nô lệ. Đây chính là phương pháp cổ nhân truyền lại trong việc cầu người hiền. Đại vương chỉ cần tuyên truyền rộng rãi việc cầu hiền, mở rộng cửa cho người đến bái kiến, khiêm tốn mà học hỏi, để cả thiên hạ đều biết việc Đại Vương rộng cửa cầu hiền, như vậy người tài khắp thiên hạ sẽ rất nhanh chóng tìm đến nước Yên ta.”
36 ke cau nguoi va dung nguoi
(Hình ảnh minh họa)

Yên Vương gật đầu tán thưởng, đoạn hỏi ý nên bái phỏng ai trước tiên. Quách Quy bèn kể lại cho ngài nghe một câu chuyện. Có một vị vua chấp nhận trả ngàn lượng vàng chỉ để mua được một con ngựa Thiên lí mã (ngựa hay có thể chạy ngàn dặm) nhưng đã ba năm trôi qua mà vẫn không thể nào mua nổi. Lúc đó có một tên quy nhân (kẻ chuyên quét tước dọn dẹp trong chốn cung đình xưa) thỉnh cầu được lo việc này. Ba tháng sau, khi phát hiện ra một con ngựa như vậy thì nó lại đã chết. Tên quyên nhân bèn dùng năm trăm lượng vàng mua cái đầu lâu của con ngựa mang về. Nhà vua cực kỳ tức giận quát hỏi: “Ta muốn một con ngựa còn sống, sau ngươi dám hoang phí một lượng tiền lớn như vậy để mua về cho ta một con ngựa chết?” Quyên nhân đáp: “Một con ngựa mà ngài đã dám bỏ ra đến năm trăm lượng để mua về, nói chi đến ngựa sống? Người đời nhất định sẽ cho rằng Đại Vương là người dám trả giá cao để mua ngựa. Thiên lí mã chắc chắn sẽ nhanh có người mang đến dâng tặng.” Quả nhiên trong vòng chưa đến một năm, đã có vô số người đến dâng tặng Thiên lí mã. “Bây giờ nếu Đại Vương quả thực muốn chiêu hiền đãi sĩ, vậy xin bắt đầu từ Quách Quy tôi, nếu đến cả loại tài hèn sức mọn như Quách Quy tôi mà cũng được Đại Vương hậu đãi, vậy thì, những người có tài hơn tôi, chẳng lẽ chỉ có thể vì ngại vạn dặm đường xa mà không tới?”.
Yên Chiêu Vương tiếp thu lời khuyên của Quách Quy, bái họ Quách làm thầy, còn dựng cho ông một nơi ở nguy nga lộng lẫy; đồng thời cho dựng phía ngoài Đô thành nước Yên, phía Đông Nam sông Dịch Thủy một đài cao, tên gọi “Chiêu Hiền đài” (đài cầu người hiền), trên đài đặt vàng tặng cho hiền sĩ bốn phương, từ đó mà đài còn có tên gọi là đài Hoàng Kim.
Đài Hoàng Kim dựng xong, tiếng tăm Yên Chiêu Vương yêu chuộng hiền tài càng ngày càng lan rộng. Vì thế, triết gia phái Âm Dương của nước Tề là Trâu Diễn từ nước Tề du thuyết qua nước Yến, Chiêu Vương tay cầm chổi vừa lùi vừa quét đường để đón tiếp, biểu thị lòng tôn kính, đồng thời lấy tư cách đệ tử mà thỉnh cầu thụ nghiệp, còn xây dựng cho Trâu Diễn nhà để bia đá; Nhạc Nghị từ nước Ngụy tới, Yên Chiêu Vương cùng ông qua mấy lần gặp mặt, cảm thấy cực kỳ phục tài, bèn phong cho ông là Á Khanh; ngoài ra còn có tướng tài Kịch Tân từ nước Triệu tới. Chỉ trong một thời gian đã hình thành nên cục diện kẻ sĩ tranh nhau đổ về nước Yên, một nước Yên lạc hậu bỗng chốc trở thành nơi người tài hội tụ đông đúc. Yên Chiêu Vương tiếp thu luận điểm của Nhạc Nghị về chế độ hưởng bổng lộc theo chức tước, đồng thời cải cách chế độ quan lại, đặt ra chức tướng quốc và tướng quân phân chia nhau nắm giữ quyền lực cao nhất về chính trị và quân sự. Yên Chiêu Vương tự mình nắm giữ việc bổ nhiệm chức huyện lệnh trong cả nước; đồng thời đặt ra thể chế hình phạt nghiêm khắc. Yên Chiêu Vương cũng đi điếu niệm người chết, thăm hỏi người sống, đồng cam cộng khổ cùng trăm họ. Từ đó trở đi, một đất nước vốn trà đầy thù trong giặc ngoài, bị tàn phá tiêu điều, yếu ớt thảm hại, ngày càng trở nên hùng mạnh.
Yên Chiêu Vương nhận thấy Tề Mân Vương kiêu căng tự phụ, không được lòng người, trong khi quân đội nước mình dưới sự chỉnh đốn rèn luyện của Nhạc Nghị thực lực ngày càng gia tăng, cho rằng thời cơ báo thù rửa hận đã đến, dự định dồn toàn quân trong nước đánh sang Tề. Nhạc Nghị đề xuất Yên Chiêu Vương nên phái người đi liên kết với năm nước chư hầu là Tần, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy. Các nước này cũng không thể chịu được sự hoành hành bá đạo của nước Tề, bèn đáp ứng đồng lòng giúp sức phạt Tề. Năm thứ 24 dưới sự trị vì của Chiêu Vương (tức năm 284 trước Công Nguyên), Yên Chiêu Vương phong Nhạc Nghị làm Thượng Tướng Quân, thống suất binh mã năm nước, khí thế long trời lở đất tiến thẳng sang Tề. Liên quân cùng quân Tề kịch chiến ở Tế Tây. Quân Tề đại bại, Nhạc Nghị lãnh đạo quân Yên thừa thắng truy kích, hạ được bảy mươi hai thành của nước Tề, đồng thời hạ luôn được Đô thành Lâm Truy. Quân Yên đốt phá toàn bộ đền đài cung điện, cướp hết những đồ vàng bạc châu báu; Yên Chiêu Vương phong cho Nhạc Nghị làm Xương Quốc Quân. Nước Yên từ đó đạt tới giai đoạn phát triển mạnh mẽ, ổn định lâu dài.
Thời Chiến Quốc là giai đoạn Trung Quốc diễn ra nhiều sự biến đổi lớn, các nước Chư hầu thi nhau đưa ra những chiến lược về nhân tài, trong đó Yên Chiêu Vương chiêu hiền nạp sĩ, nước giàu binh mạnh, khiến cho nước Yên nhanh chóng lột xác, làm cho tất cả các nước khác phải cuối đầu khâm phục, đồng thời hai mươi tám năm sau đánh bại nước Tề, báo được mối hận thù. Thành công của Yên Chiêu Vương đã có tầm ảnh hưởng rất lớn, bất kể là ở thời đại đó hay sau này.
Câu chuyện cầu hiền ở đài Hoàng Kim của Yên Chiêu Vương đã trở thành một ví dụ điển hình của việc cầu hiền, chiêu hiền được người đời truyền tụng. Ngày nay tại di chỉ của nơi trước kia là Đô thành nước Yên, vẫn còn di tích của đài Hoàng Kim ở phía đông Nam huyện Kim Dịch, mãi mãi nhắc người đời nhớ đến đạo lí: “Có người tài có cả thiên hạ, mất người tài mất cả thiên hạ”. 


Kế thứ 1 trong 36 kế cầu người và dùng người Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét